5 ĐIỀU DU HỌC SINH ÚC KHI LÀM THÊM CẦN BIẾT
Công việc Part-time được định nghĩa như thế nào?
Part-time job: Những bạn chọn công việc bán thời gian sẽ được công nhận hẳn hoi và có mức lương đúng so với quy định của nhà nước (AUD $8 – $9/ giờ tùy thuộc vào tính chất công việc). Bạn đồng thời nhận được một số quyền lợi trong quá trình làm việc.
5 Điều du học sinh Úc khi làm thêm cần nhớ
Nếu bạn bắt tay vào tìm kiếm một công việc làm thêm và bắt đầu ngay lập tức, ắt hẳn bạn sẽ gặp không ít thử thách. Hãy bỏ túi những kinh nghiệm dưới đây để mọi việc luôn diễn ra suôn sẻ nhé:
- Hãy xin giấy phép làm thêm hợp pháp
Với những bạn sinh viên du học Úc từ những quốc gia khác đang trong quá trình đi học, bạn được phép làm thêm không quá 40 giờ/ 2 tuần trong học kì, và toàn thời gian trong những kì nghỉ. Để bắt đầu đi làm, bạn cần có giấy phép làm việc (working permit) được cấp bởi Cơ quan Di trú (DMIA). Tại đây, mỗi bạn đều phải đăng kí Mã số thuế (Tax Number).
Làm ngành nhà hàng
Nếu bạn du học Úc hơn 6 tháng, lương đi làm vào đợt đầu tiên sẽ được miễn giảm một phần thuế. Với những bạn du học bậc sau Đại Học (Thạc sỹ – Tiến sỹ), thời gian đi làm thêm sẽ thoải mái hơn so với những bạn còn đi học.
- Chọn công việc phù hợp với bản thân
Một số bạn du học sinh có xu hướng xin việc làm tại các cửa hàng Châu Á. Mặt khác, bạn có thể xin phụ việc tại tiệm thức ăn nhanh, tiệm tạp hóa ở Úc. Nếu bạn có kĩ năng pha chế, xin vào làm tại quán café, hoặc bartender (người pha chế) cũng là một ý kiến không tồi.
Nếu bạn không thông thạo tiếng anh, tốt nhất bạn nên chọn làm thêm tại các tiệm, cửa hàng Châu Á để dễ dàng hơn trong quá trình giao tiếp.
- Công việc làm thêm hỗ trợ về kỹ năng
Dù bạn du học tại bất kì quốc gia nào, việc làm thêm trong khuôn viên học tập luôn là những công việc “đáng mơ ước”. Chúng không những đảm bảo quyền lợi làm việc cho bạn, mà còn tạo cơ hội cho bạn học hỏi rất nhiều kinh nghiệm có ích. Những công việc thường bao gồm hỗ trợ trong thư viện (university librarian), trợ giảng (tutor) hay tình nguyện viên (volunteer)
- Trang bị kĩ năng Tiếng Anh vững chắc
Khi tìm hiểu các điều kiện du học, ắt hẳn sinh viên quốc tế nào cũng phải biết Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu tại Úc. Vì vậy, giỏi tiếng anh không những mang nhiều thuận lợi cho việc học tập, mà còn chính ở việc làm thêm. Đặc biệt, với những bạn phục vụ trong nhà hàng – khách sạn, bạn cần trau dồi nền tảng tiếng anh tốt hơn nữa vì đây là phương tiện chủ yếu cho bạn giao tiếp và kết nối với khách hàng.
Chính điều này là yếu tố quyết định giúp bạn tìm việc làm dễ dàng hay phải mất cả tháng trời mới có việc phù hợp.
- Cân bằng chi phí sinh hoạt và làm việc
Du học sinh Úc khi làm thêm đừng quên cân bằng mọi chi phí sinh hoạt của mình. Dù là phí cho ăn uống hay vui chơi – giải trí, bạn cần lên kế hoạch chi tiêu hợp lý để luôn dự trữ một khoản tiền phòng thân.
Những công việc điển hình cho du học sinh Úc khi làm thêm
Vì chính phủ Úc luôn tạo mọi điều kiện hỗ trợ sinh viên trong nước cũng như du học sinh, bạn có thể chọn lựa công việc làm thêm linh hoạt với khả năng cũng như bậc học của mình.
Đây là 3 loại việc điển hình cho du học sinh Úc:
- Công việc hỗ trợ thu nhập
Khi du học Úc, bạn có thể lựa chọn rất nhiều công việc phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Công việc có thể bao gồm phục vụ cửa hàng, nhà khàng – khách sạn, thu hoạch trái cây, phụ giúp thư viện trường, …
Nếu bạn chọn theo học quản lý nhà hàng – khách sạn, bạn nên chọn làm thêm những việc trong lĩnh vực này như phụ bếp, pha chế thức uống, lễ tân hay dọn dẹp phòng. Việc làm thêm sẽ là cơ hội tích lũy khá nhiều kinh nghiệm cho công việc của bạn trong tương lai. Đặc biệt, các nhà tuyển dụng sẽ cho “điểm cộng” với những ai đã trải qua công việc thực tiễn tại môi trường nhà hàng – khách sạn.
Cần chú tâm học hành
Nếu muốn làm việc trong quán café, nhà hàng phục vụ rượu, du học sinh Úc khi làm thêm cần phải có chứng chỉ RSA (chứng minh khả năng của bạn có thể hỗ trợ công việc liên quan đến rượu). Để có chứng chỉ này, bạn cần tham gia một khóa học kéo dài trong khoảng nữa ngày.
Thực tập tại chuỗi nhà hàng khách sạn. Tùy vào trường và ngành học, bạn có thể tham gia vào chương trình thực tập hưởng lương trong vòng 3 – 6 tháng.
- Công việc trong chương trình thực tập
Nếu bạn có định hướng rõ ràng cho quá trình học tập và làm việc trong tương lai, đừng ngại ngần tham gia các khóa thực tập khi du học Úc. Quá trình thực tập có được nhận lương hay không sẽ phụ thuộc vào ngành nghề bạn học, điều kiện du học và khi bạn tham gia phỏng vấn với nhà tuyển dụng.
Để tham gia các khóa thực tập, hãy xem qua những giới thiệu từ trường (bạn có thể tìm đến dịch vụ hỗ trợ sinh viên, dịch vụ việc làm) cho du học sinh quốc tế tại trường.
- Công việc tình nguyện
Công việc tình nguyện khá phù hợp với những bạn muốn giúp đỡ mọi người. Đặc biệt nếu bạn là tuýp người thích các hoạt động xã hội ngoài trời, các khóa tình nguyện sẽ tăng thêm kỹ năng và giúp bạn “thu thập” kha khá bằng chứng nhận thành tích cho bản thân.
Thông thường, các chương trình tình nguyện diễn ra bởi các tổ chức phi chính phủ. Dù là công việc tình nguyện, chúng cũng đòi hỏi bạn phải có kỹ năng thực tế, kinh nghiệm kha khá và quỹ thời gian kinh hoạt.
Các trang web tìm việc phổ biến
Để nộp hồ sơ làm việc tại các nhà hàng – khách sạn hoặc những công việc khác, hãy nhớ một điều rằng: Khi kiên trì nộp càng nhiều hồ sơ, bạn càng có nhiều cơ hội tìm được nhiều việc làm phù hợp với bản thân của mình.
Đây là danh sách các trang web giúp bạn tìm việc dễ dàng khi du học tại Úc:
- jobsearch.gov.au/harvesttrail
- workstay.com.au
- helpx.net
- wwoof.com.au
- salary.com
- jobsearch.gov.au
- careerone.com.au
- smartcasuals.com.au
- seek.com.au
- mycareer.com.au
- jobserve.com.au
- jobnet.com.au
- careerjet.com.au
- jobsjobsjobs.com.au
Sau khi đã đọc qua những thông tin trên, hy vọng du học sinh Úc khi làm thêm sẽ bỏ túi nhiều kinh nghiệm cũng như trang web giúp bạn tìm việc nhanh chóng. Chúc bạn may mắn.