DU HỌC ĐIỀU DƯỠNG Ở NHẬT HAY ĐỨC?

Tuy đây là bài viết dài, nhưng không hề lan man vô bổ. Bất cứ ai trước khi đi du học ngành điều dưỡng, dù là du học Nhật Bản hay du học Đức, cũng cần đọc bài viết này!

Đã ra quyết định đầu tư một khoản thời gian và tiền của để du học, ai cũng cần tìm hiểu thật kĩ bản thân và các  lựa chọn, cũng như so sánh các lựa chọn ấy với nhau. Dạo gần đây, du học điều dưỡng nổi lên như một hướng đi mới cho các bạn sinh viên, mà lại dành cho những đối tượng mới, không còn là những bạn gia đình khá giả, hay đi du học “chay”, chi học lý thuyết không có thực hành cốt mong lấy được bằng đại học nữa. Ngày nay xu hướng học đi đôi với hành, lại nhận được lương từ cơ sở thực tập, chính là một hướng rất hay và đáng lưu tâm cho thế hệ học sinh mới của Việt Nam.

Chỉ cần nghiên cứu sơ qua trên internet, ta thấy đang có 2 xu hướng nổi lên hiện nay, là du học ngành điều dưỡng Đức và Nhật Bản. Nhưng tuyệt nhiên chưa có bài viết nào phân tích cặn kẽ những khác biệt trong 2 sự lựa chọn này, khiến mọi người cũng khá hoang mang, lẫn lộn. Hiểu được điều này, GKGroup sẽ chia sẻ một số lý do vì sao tuy tương đương nhưng du học điều dưỡng Đức vẫn có những ưu thế riêng:

Cơ hội việc làm tương đương nhau

Hai nước hiện đều đang có những tiềm năng trong ngành điều dưỡng vô cùng lớn:

  • Nhật Bản có dân số lớn thứ 10 Thế giới và cũng có tuổi thọ dân số cao nhất Thế giới. Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số tại Nhật Bản, 1/5 dân số Nhật đang ở độ tuổi 65 trở lên, và con số này được dự báo là tiếp tục tăng.Vấn đề già hóa dân số kéo theo nhiều hệ luy như thiếu hụt nguồn cung ứng lao động. Hiện tại, Trong lĩnh vực y tế, Nhật Bản đang thống thiếu hụt thường xuyên khoảng 2.000 điều dưỡng viên mỗi năm.
  • Hiện tại ngành điều dưỡng tại Đức cũng đang rất thiếu hụt nguồn nhân lực. Theo thống kê bám sát thực trạng dân số hiện nay, tuổi thọ trung bình của người Đức đang tăng lên đáng kể (nam giới là 77, nữ giới là 82) do mức sống tăng cao, đến năm 2030 nước Đức sẽ có khoảng 3,4 triệu người cần điều dưỡng viên. Chi tiết hơn: Với 100 vị trí trống chỉ có 45 người có nguyện vọng học điều dưỡng viên, trong khi đó 55 vị trí còn lại đang còn trống. Qua đây thấy rằng tất cả các điều dưỡng viên sau khi tốt nghiệp đều có cơ hội cao về việc làm.

1. Chứng minh tài chính

Du học điều dưỡng Nhật, một điều kiện bắt buộc là bạn phải chứng minh tài chính: Chứng minh một người thân trong gia đình có thu nhập trên 25 triệu/ tháng.

Du học điều dưỡng Đức không cần phải chứng minh tài chính: Tuy là du học đại học hay cao học Đức đều cần mở 1 tài khoản phong tỏa 8040 Euro/ trong suốt quá trình học tập tại Đức. Nhưng điểm đặc biệt của ngành điều dưỡng là KHÔNG CẦN CHỨNG MINH TÀI CHÍNH.

2. Học phí

Tại Đức KHÔNG MẤT HỌC PHÍ. Trong tổng số 16 bang, chỉ có một vài bang học sinh mất học phí. Đức miễn học phí 100% tại hầu hết các thành phố lớn.

Một điểm ưu ái rất lớn cho các bạn sinh viên ngành điều dưỡng Đức là có các trương trình liên kết đào tạo thực hành hỗ trợ vừa học vừa thực tập giúp bạn có tiền lại tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình học hỏi, được công ty, doanh nghiệp tạo điều kiện làm việc lâu dài ngay khi ra trường hoặc tìm đến cơ hội hấp dẫn hơn nếu có khả năng.

Còn tại Nhật Bản thường đều mất học phí. Nhật: ngoài phí bảo hiểm, phí nhập học, còn mất học phí là mất 610.000 yên/ năm ( 122 triệu vnd)

3. Cộng đồng người Việt

Tại Nhật Bản có quá nhiều người Việt. Tất nhiên đây là một lợi thế cho những sinh viên mới đi du học, được giúp đỡ nhiều. Nhưng thường thì việc có quá nhiều người Việt tập trung tại một số trường chuyên tuyển điều dưỡng từ Việt Nam sẽ làm các bạn khó tách ra để hòa nhập với xã hội Nhật cũng như cải thiện trình độ tiếng. Nhân cơ hội du học nước ngoài, hãy rèn luyện bản thân tính tự lập và khả năng thích nghi, năng động trong mọi chuyện. Những kĩ năng ấy mới là cái không thể học được tại bất cứ trường học nào.

Còn tại Đức, việc tuyển điều dưỡng tại Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ, sẽ có cơ hội mở mang hơn, buộc mình phải tiếp xúc với mọi người để hòa nhập.

4. Nhà ở

Chỗ ở sinh viên ở đâu cũng vây, thường là những phòng đơn hoặc share một căn nhà chung, hoặc ở kí túc xá… Nhưng do đặc điểm của tùy nước mà cũng là tiêu chí để cân nhắc:

Nhà ở của Nhật đặc điểm chung là nhỏ và hẹp, đầy đủ mọi đồ đạc máy móc trong một không gian có hạn, với túi tiền có hạn người Việt thường share phòng với nhau khiến cuộc sống khá chật chội, ít không gian riêng  tư.

Còn ở Đức, đặc điểm kiến trúc nhà cửa lúc nào cũng rất thoáng đãng và phương Tây cũng tôn trọng không gian riêng tư của người khác hơn. Du học sinh Đức thường sẽ thuê cho mình 1 phòng riêng trong kí túc xá, hoặc một căn nhà riêng rồi chia phòng cho các bạn.

5. Điều kiện tự nhiên và khí hậu

Đức có khí hậu ôn đới và đại dương nên nói chung rất mát mẻ, ôn hòa, rất HIẾM KHI XẢY RA CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI. Nước Đức có địa hình, cảnh quan đặc biệt đa dạng và hấp dẫn. Những dãy núi cao, thấp xen kẽ với các cao nguyên, vùng núi trung du, vùng duyên hải và đồng bằng rộng mở.

Du học Nhật Bản, các bạn chắc chắn sẽ được học tại trường các kĩ năng ứng phó với thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần… Và hơn hết là chuẩn bị một tinh thần thật tốt trước khi đi vì hiện tại Nhật Bản vẫn còn có hơn 60 miệng núi lửa đang hoạt động.

6. Đi du lịch:

Khi du học và xin visa sang Nhật Bản, tức là chỉ được đi lại trong phạm vi nước Nhật. Vì Nhật Bản vốn là 1 quần đảo nằm xa đại lục nên việc di chuyển sang bên ngoài chủ yếu qua đường biển và hàng không. Và cũng vì 70-80% diện tích Nhật Bản là núi, không thích hợp gieo trồng nông nghiệp nên thường rau củ ở Nhật sẽ đắt đỏ hơn. Bù lại Nhật lại có nhiều ngư trường lớn nên cá rất tươi ngon.

Còn khi xin visa sang Đức, đồng nghĩa đã được CẤP VISA SANG 27 NƯỚC CHÂU ÂU thuộc khối Schengen. Khối Schengen, trong đó có Đức quy định rằng mọi người có thể tự do di chuyển sang nước khác mà không cần xuất trình visa hay bất cứ gì khác. Đức lại được mệnh danh là trái tim của châu Âu, theo nghĩa đen là bởi Đức nằm chính giữa châu Âu, lại có biên giới giáp với 9 quốc gia, đi tới đâu cũng rất thuận tiện. Việc di chuyển tự do như vậy khiến Đức như một thế giới phẳng vậy. Mà đã là du học sinh Đức, ai chẳng tận dụng cơ hội ấy để vi vu tới tận Amsterdam, Paris…

7. Điều kiện lưu trú, định cư:

Tất nhiên, sau khi ra trường, các bạn sinh viên luôn có những cơ hội vàng được ở lại sinh sống và làm việc.

Tại Nhật, có 2 cách để ở Nhật lâu dài mà không cần gia hạn visa: xin vĩnh trú (sinh viên vẫn là người nước ngoài) và nhập tịch (sinh viên trở thành người Nhật)

  • Để được xin VĨNH TRÚ, các bạn phải sống ở Nhật liên tục 10  năm và có visa đi làm trên 5 năm. Kể cả nếu sinh viên Việt kết hôn với người Nhật thì cũng chỉ rút ngắn điều kiện là ở Nhật liên tục 5 năm và visa đi làm trên 3 năm.
  • Để NHẬP QUỐC TỊCH, phải sống ở Nhật liên tục 5 năm, có visa đi làm trên 3 năm.

Cũng giống như Nhật, dân số Đức giảm nhanh chóng do sự phát triển cơ cấu dân số, tỷ lệ sinh thấp, tuổi thọ tăng và sự già hóa xã hội, kìm hãm nền kinh tế. Nhưng tại Đức, CHÍNH PHỦ ĐỨC KHUYỂN KHÍCH SINH VIÊN Ở LẠI LÀM VIỆC LÂU DÀI , đặc biệt trong các lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng lớn như ngành điều dưỡng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp được ở lại Đức 18 tháng để tìm việc, và được làm việc không giới hạn số ngày. Sinh viên nước ngoài tốt nghiệp tại Đức chỉ cần đi làm thuê/ đầu tư kinh doanh tại Đức theo đúng ngành nghề đã học (hoặc liên quan đến ngành nghề đã học) thì sau 2 năm có quyền xin ĐỊNH CƯ VĨNH VIỄN ở Đức. Đặc biệt nếu sinh viên nào đã hồi hương vẫn có quyền xin giấy phép cư trú 6 tháng để vào Đức tìm việc, hết 6 tháng mà chưa tìm được việc thì lại hồi hương và xin tiếp giấy phép cư trú loại này để vào Đức tìm việc tiếp.

8. Lương bổng và chi phí sơ lược:

Theo khảo sát, mức lương chính thức sau ra trường của điều dưỡng, hộ lý ở Nhật​ sẽ từ 170.000- 230.000 yên/tháng (35- 48 triệu vnđ). Ngoài ra, ứng viên điều dưỡng được dự thi mỗi năm một lần, ứng viên hộ lý được dự thi một lần vào năm thứ 4. Nếu đỗ, các ứng viên sẽ được cấp chứng chỉ quốc gia đối với điều dưỡng viên, hộ lý Nhật Bản và được phép ở lại làm việc dài hạn. Và chỉ khi này, mức lương của hộ lý và điều dưỡng viên mới có thể lên tới 270.000 – 300.000 yên/tháng (56 – 62 triệu vnđ)

Tại Đức, sinh viên vừa không mất học phí như ở Nhật Bản, lại không cần phải tốt nghiệp ra trường mới có việc làm có lương. Ngay tại trường học thực hành, sinh viên được trợ cấp 900-1100 Euro/ tháng (22,5- 27,5 triệu vnđ). Thời gian rảnh rỗi cuối tuần sinh viên được phép đi làm thêm trung bình khoảng 400-500 Euro/ tháng (10- 12,5 triệu vnđ).

Mà chi phí sinh hoạt trung bình tại Đức là 670 Euro/ tháng. Tính toán đơn giản cho ta thấy ngoài trang trải chi phí sinh hoạt, sinh viên ngành điều dưỡng Đức đã tiết kiệm được 630- 930 Euro/ tháng (16- 23 triệu vnđ).

Đó là thu chi trong quá trình học, còn sau khi ra trường, lương tháng sinh viên ngành điều dưỡng tối thiểu 2000 Euro/ tháng (50 triệu vnđ).

9. Lối sống:

Điểm khác biệt lớn nhất giữa Nhật Bản và Đức trong lối sống đến từ văn hóa châu Á và châu Âu.

Có những bạn sinh viên Việt Nam vốn quen với lối sống khép kín và tập thể như Việt Nam thì thích văn hóa Nhật Bản hơn. Sang Nhật luôn rất cần cẩn trọng từ hành vi đến lời nói vì đây là đất nước trọng lễ nghĩa, bạn cần suy xét kĩ trước khi nói và làm.

Có những bạn lại thích văn hóa phương Tây hơn, cởi mở, năng động,  độc lập. Sang châu Âu các bạn được mở mang văn hóa mới. Ở Đức mọi người được quyền tự do nói lên suy nghĩ của mình, mọi người bình đẳng. Tại Đức không phân biệt bạn đến từ đâu, mà chỉ coi trọng con người và năng lực của bạn, đề cao tính cá nhân.

10. Ngôn ngữ:

Tiếng Đức thuộc bộ chữ cái Latinh khá giống với tiếng Anh. Tại Đức ngoài tiếng Đức người ta còn sử dụng rất phổ biến tiếng Anh.

Tiếng Nhật là một thử thách lớn cho người mới học. Phải khẳng định rằng điều kiện tiên quyết nếu bạn muốn đi du học là thành thạo ngoại ngữ. Riêng ở Nhật, bên cạnh tiếng Anh thì bạn phải “dắt lưng” cho mình cả vốn tiếng bản xứ cho thành thạo nữa. Ngoài ra, bạn bắt buộc phải biết tiếng Nhật mới có thể tham gia các hội thảo khoa học và đọc các cuốn tạp chí trong nước họ. Tiếng Nhật cũng rất cần thiết trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của bạn bởi khả năng giao tiếp bằng tiến Anh của người Nhật không cao. Tất cả các cửa hàng, bảng hiệu, thậm chí là thực đơn nhà hàng… đều được ghi bằng tiếng bản xứ, hiếm khi ghi kèm ngôn ngữ khác.