DU HỌC NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

1. Du học Nhật Bản là gì?

Hiểu đơn giản, du học Nhật Bản là hình thức bạn sang Nhật để học tập. Hiện nay có những hình thức du học Nhật Bản như:

  • Du học Nhật Bản cấp ba: là hình thức du học khi mới tốt nghiệp cấp 2. Bạn sẽ được học tại các trường THPT uy tín ở Nhật khi theo học theo chương trình này.
  • Du học sau khi tốt nghiệp THPT (bạn du học tại các trường Nhật ngữ trong thời gian 1-2 năm, sau đó có thể học lên chuyên ngành tại các trường cao đẳng/đại học tại Nhật, sau đó học lên các cấp cao hơn mà bạn muốn)
  • Du học Nhật sau khi tốt nghiệp cao đẳng/đại học (cũng tương tự như trường hợp thứ 2, nhưng ở đây bạn có thể học lên thạc sĩ, tiến sĩ)
  • Du học Nhật Bản diện trao đổi sinh viên. Đối với những sinh viên xuất sắc được một trường đại học ở Việt Nam cử sang Nhật học tập tại một trường có liên kết. Nếu đi theo chương trình này bạn sẽ được hỗ trợ về các chi phí học tập, sinh hoạt rất nhiều.

Bên cạnh đó, cụm từ du học Nhật Bản vừa học vừa làm cũng là thắc mắc của nhiều phụ huynh và học sinh. Thực chất, du học Nhật Bản vừa học vừa làm chỉ là câu nói quen của nhiều người. Đây là một trong những điều du học sinh Nhật cần biết để phân biệt rõ. Nó vốn dĩ là hình thức du học đơn thuần. Nhưng chính phủ Nhật có cho phép du học sinh được làm thêm. Do đó, du học Nhật Bản thường gắn với câu du học Nhật Bản vừa học vừa làm.

2. Sức hút của du học Nhật Bản – Tại sao Nhật Bản thu hút du học sinh quốc tế?

2.1 Chất lượng đào tạo hàng

Đất nước “hoa anh đào” được cả thế giới công nhận bởi nền giáo dục tiên tiến. Bằng cấp của Nhật luôn được đánh giá cao, có giá trị trên toàn thế giới. Nền giáo dục nước này tạo ra những con người không chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn có tính kỷ luật và hết lòng trong công việc. Du học Nhật Bản, vì thế, là một trong những giải pháp tốt nhất để phát triển bản thân toàn diện.

2.2 “Chính sách mở” từ chính phủ

Để giải quyết bài toán nhân lực trong những năm tới, chính phủ Nhật thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút du học sinh quốc tế đến học tập và làm việc tại quốc gia này. Ví dụ như đơn giản hóa thủ tục kiểm tra nhập cảnh, tăng cường chế độ học bổng, hỗ trợ tìm việc làm…

2.3 Học phí hợp lý – Học bổng hấp dẫn

So với những quốc gia du học châu  Âu, du học Nhật Bản có nhiều lợi thế về chi phí, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho du học sinh.
Bên cạnh đó, đất nước mặt trời mọc cũng có nhiều chương trình học bổng dành cho sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên Việt Nam. Nếu có kết quả học tập tốt, bạn có thể nhận được học bổng của trường, học bổng Chính phủ (MEXT, JDS) hay các doanh nghiệp Nhật Bản… Đi du học Nhật theo diện học bổng trở thành mơ ước của du học sinh nói chung.

2.4 Môi trường học tập quốc tế

Không chỉ thu hút du học sinh Việt Nam, Nhật Bản còn là điểm đến lý tưởng cho hàng trăm nghìn du học sinh đến từ hơn 180 quốc gia trên thế giới. Điều này đem đến môi trường học tập quốc tế, năng động. Đây cũng là cơ hội để bạn tìm hiểu về ngôn ngữ cũng như văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới.

2.5 Văn hóa đa dạng và trải nghiệm thiên nhiên tuyệt vời

Xứ Phù Tang có thiên nhiên đa dạng, được phân hóa thành 4 mùa xuân-hạ-thu-đông. Đến với Nhật Bản, bạn có thể ngắm hoa anh đào vào mùa xuân hay chiêm ngưỡng thảm rừng bạt ngàn nhuộm đỏ màu lá phong khi mùa thu đến…
Đây cũng là cơ hội để bạn khám phá nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc Á Đông như trà đạo, nghệ thuật cắm hoa Ikebana, Kabuki hay nghệ thuật thư pháp…và văn hóa hiện đại như Manga hay Anime…

2.6 Thị trường khác nhận lực – Cơ hội tìm việc làm lớn

Dân số Nhật Bản đang già hóa, tạo nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực nước ngoài, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn. Đây là cơ hội để những bạn sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực chuyên môn.

3. Nhật Bản là đất nước như thế nào? Bạn biết gì về “xứ Phù Tang”?

Đây là thắc mắc của hầu hết các bạn du học sinh khi có dự định đến với “đất nước mặt trời mọc”.Vậy đất nước Nhật Bản có gì đặc biệt?

  • Quốc gia có tuổi thọ trung bình số 1 thế giới
  • Số lượng robot dùng trong công nghiệp số 1 thế giới
  • Tỷ lệ đóng góp cho Liên Hợp Quốc đứng thứ 3 trên thế giới
  • Tổng thu nhập quốc dân (GNI) thứ 3 trên thế giới
  • Số lượng xe ô tô xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới
  • Quốc gia này còn có chỉ số hòa bình toàn cầu đứng số 1 châu Á và thứ 10 trên thế giới. Nhật Bản cũng là quốc gia của di sản thiên nhiên và văn hóa, đứng thứ 12 trên thế giới và thứ 4 tại châu Á.

4. Vì sao nên đi du học Nhật Bản?

Theo một cuộc khảo sát từ các du học sinh Nhật Bản, có đến 60.8% các bạn du học sinh đến Nhật vì thích xã hội và cuộc sống tại đây; 48.2% câu trả lời yêu thích tiếng Nhật và muốn trải nghiệm văn hóa; 34% bạn đến Nhật Bản vì chất lượng đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học tại đây.

Ngoài ra, còn có một số lý do khác như muốn trải nghiệm sự khác biệt văn hóa, làm những công việc liên quan đến Nhật Bản hay nhận được sự khuyến khích từ bạn bè và người thân…

Tuy nhiên, dù là lý do gì thì hầu hết các du học sinh đều hài lòng về chương trình học tập và môi trường sống tại quốc gia này. Trong cuộc khảo sát ấn tượng của du học sinh sau khi du học Nhật, có đến 92% du học sinh cảm thấy hài lòng.

5. Điều kiện du học Nhật Bản là gì?

Đối với mỗi hình thức du học sẽ có những điều kiện khác nhau. Để có thể đi du học Nhật Bản không hề khó, tuy nhiên bạn cần đáp ứng được những điều kiện cơ bản bao gồm:

5.1 Điều kiện du học Nhật Bản cấp 3

Để du học chương trình này, học viên cần đáp ứng những điều kiện du học Nhật Bản tối thiểu như sau:

– Bắt buộc đã tốt nghiệp bậc THCS tại Việt Nam;

– Số năm trống không quá 3 năm;

– Ứng viên không có tiền án tiền sự, không nằm trong danh sách cấm của Cục xuất nhập cảnh Việt Nam;

– Năng lực tiếng Nhật phụ thuộc vào khóa học mà học viên đăng ký, cụ thể:

  • Khóa học THPT 3.5 năm, 3 năm: tiếng Nhật tối thiểu N5;
  • Khóa học THPT 1.5 năm: tiếng Nhật tối thiểu N4;
  • Khóa học THPT 1 năm: tiếng Nhật tối thiểu N3;
  • Khóa dự bị đại học 1.5 năm, 1 năm: tiếng Nhật tối thiểu N5;

5.2 Điều kiện du học Nhật Bản vừa học vừa làm

– Học viên đã tốt nghiệp bậc THPT trở lên tại Việt Nam;

– Tuổi từ 18 – 30 tuổi

– Số năm trống không quá 3 năm;

– Điểm trung bình cấp 3 trên 6.5, số buổi nghỉ học không quá 10 buổi (yêu cầu này có thể thay đổi với từng trường Nhật ngữ);

– Hạnh kiểm: khá, tốt;

– Năng lực tiếng Nhật N5 trở lên

– Sức khỏe tốt

– Học viên không có tiền án tiền sự, không thuộc diện cấm xuất cảnh của Cục điều hành xuất nhập cảnh Việt Nam;

Và ngoài ra để có thể du học Nhật Bản thật hiệu quả thì cần ở các em rất nhiều sự mạnh mẽ, vững vàng và quyết tâm để có thể trưởng thành nơi đất khách. Các em cũng xác định mục tiêu du học của mình là gì để có động lực phấn đấu biến những ước mơ đó sớm thành sự thật nhé!

6. Kế hoạch du học – chìa khóa thành công

Để lập kế hoạch du học hoàn hảo, bạn cần trả lời 5 câu hỏi, đó là:

>>> Why – Mục đích đi du học của bạn là gì?
Mỗi bạn du học sinh sẽ xác định cho mình một mục đích du học khác nhau, đó có thể là trau dồi năng lực tiếng Nhật, tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản hay tìm kiếm cơ hội việc làm tốt cho tương lai…

>>> What – Bạn muốn học cái gì?

Du học Nhật Bản có những ngành nghề nào? Nhật Bản là một quốc gia có chất lượng giáo dục hàng đầu. Đến đây bạn có thể theo học các ngành kỹ thuật như công nghệ ô tô, cơ điện tử, công nghệ thông tin hay các ngành công nghệ mới như công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, các ngành kinh tế (quản trị du lịch nhà hàng khách sạn, quản trị kinh doanh,…), y học,  biên phiên dịch,….

Để trả lời câu hỏi “du học Nhật Bản nên chọn ngành gì?”, bạn cần xác định được ngành học mà bạn muốn theo đuổi. Đó có thể là Kinh tế? Vật lý? Y học? Kiến trúc? Thiết kế? Mỹ thuật? Công nghệ thông tin… hoặc là các ngành có nhu cầu nhân lực lớn, dễ dàng xin việc hơn…? Ngoài ra khi sang Nhật học tập, bạn sẽ tham gia đào tạo tiếng Nhật tại các trường Nhật ngữ trong khoảng thời gian 1-2 năm. Khoảng thời gian học tập và sinh sống tại đây, có thể sẽ giúp bạn xác định được một chuyên ngành phù hợp.

>>> Where – Bạn sẽ học ở đâu?

Tùy vào mục đích du học, bạn sẽ chọn lựa được hệ đào tạo phù hợp như hệ học tiếng, hệ học chuyên ngành, hệ đào tạo nghề hay hệ đào tạo sau đại học…
>>> When – Đi du học khi nào?
Khi đã xác định được hệ học phù hợp, bạn cần xác định thời điểm du học. Ở Nhật có 4 kỳ nhập học trong năm, cụ thể:

  • Kỳ nhập học tháng 1 :khóa học tiếng sẽ kéo dài 1 năm 3 tháng
  • Kỳ nhập học tháng 4: khóa học tiếng kéo dài 2 năm
  • Kỳ nhập học tháng 7: khóa học tiếng kéo dài 1 năm 9 tháng
  • Kỳ nhập học tháng 10: khóa học tiếng kéo dài 1 năm 6 tháng.

>>> How long – Cần học trong bao lâu?
Thời gian bạn học tập tại Nhật có thể kéo dài đến 10 năm nếu bạn muốn theo học tiếp hệ đại học, cao học. Vì thế, bạn cần xác định kế hoạch riêng để xác định thời gian học tập phù hợp.

7. Quy trình làm hồ sơ du học Nhật Bản

Có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim” dù cho công việc có khó khăn đến mấy nhưng chỉ cần bạn biết mình cần phải làm gì và quyết tâm thực hiện nó thì ắt hẳn quả ngọt sẽ đến với bạn thôi. Cũng tương tự như thế, du học Nhật Bản là một hành trình quan trọng, quyết định đến cả tương lai của bạn cơ mà. Hơn nữa để có thể đi du học Nhật cũng không hề dễ, gia đình cũng cần phải bỏ ra khoản tiền ban đầu khá lớn.

Vậy nên bạn cần có một kế hoạch rõ ràng và chi tiết để có thể biết được mình cần phải làm những công việc gì và làm chủ từng bước đi của mình. Các bước trong quy trình du học Nhật Bản bao gồm:

1. Học tiếng Nhật

2. Thời điểm đi du học Nhật Bản

3. Chọn trường Nhật ngữ

4. Tìm hiểu và lên kế hoạch lựa chọn hình thức làm hồ sơ du học

5. Chuẩn bị hồ sơ, thư mời học và giấy tư cách lưu trú tại Nhật (COE)

6. Trả lời điện thoại của cục xuất nhập cảnh tại Nhật Bản

7. Nộp hồ sơ xin Visa du học Nhật Bản

8. Phỏng vấn Đại sứ quán

9. Đặt vé máy bay và hoàn thành các thủ tục nhập học

8. Những lưu ý khi đi du học Nhật Bản

8.1 Không nên đi làm thêm quá nhiều

Chính phủ Nhật có quy định về thời gian làm thêm dành cho du học sinh Nhật Bản, thời gian tối đa mà du học sinh được phép làm là 28 giờ/tuần và gấp đôi trong các kỳ nghỉ lễ, nghỉ cuối kỳ. Có nghĩa là một ngày bạn có thể làm thêm 4 giờ. 

Tuy nhiên việc đi làm thêm nhiều, quá số giờ quy định gặp rất nhiều ở các bạn du học sinh, đặc biệt là diện du học Nhật Bản tự túc. Để trang trải phần nào chi phí sinh hoạt, các bạn đã lựa chọn đi làm thêm, nhiều bạn vì quá mải mê đi làm thêm mà bỏ bê việc học, thậm chí là ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chính bản thân các bạn. Và cũng nhiều bạn du học sinh vì không chịu được những áp lực của cả học tập và làm thêm mà đã phải bỏ học đi làm rất phí biết bao công sức và chi phí du học ban đầu. Vì thế, các bạn du học sinh hãy xác định cho bản thân mình một hướng đi đúng đắn nhất nhé.

8.2 Mua bảo hiểm y tế

Ở Nhật, có 2 loại bảo hiểm du học sinh cần quan tâm đó là bảo hiểm y tế quốc dân (bắt buộc) và bảo hiểm du học sinh (có thể đóng hoặc không). Lưu ý khi đi du học Nhật là bạn nên mua bảo hiểm cho bản thân. Ở Nhật Bản cũng như Việt Nam, người dân đều mua bảo hiểm y tế để giảm bớt chi phí y tế. Bởi chi phí khám chữa bệnh ở Nhật rất đắt đỏ vậy nên du học sinh nên mua bảo hiểm để có thể yên tâm học tập nhé! 

8.3 Những cạm bẫy về tình yêu

Một vấn đề mà du học sinh cần lưu ý khi đi đi du học Nhật đó là vấn đề tình cảm. Tình cảm ở đây có thể là tình cảm nam nữ và cả tình cảm giữa cộng đồng người Việt với nhau. Vấn đề yêu đương giữa các du học sinh không phải là không có. Tuy nhiên, các bạn phải biết cách yêu sao cho đúng. Tránh để xảy ra những vấn đề không muốn khi còn đang du học để lỡ dở tương lai.

Thứ hai là hiện tượng người Việt lừa người Việt. Việc này xảy ra rất nhiều, đến nỗi chính người Nhật đã lên tiếng cảnh báo cho người Việt Nam. Vì vậy, không nên chỉ dùng tình cảm mà phải dùng cả lý trí để xử lý các vấn đề tình cảm cho đúng đắn.

8.4 Bỏ học trốn ra ngoài đi làm

Qua Nhật bạn phải đối mặt với rất nhiều cám dỗ, nhất là ở cái độ tuổi bạn vừa 18 đôi mươi. Bị cám dỗ từ người quen, họ rủ rê ra ngoài đi làm với thu nhập cao. Nhiều bạn đã quyết định nghỉ học và xin Visa tị nạn để đi làm thêm. Rất nhiều người đã bị bắt vì xin tị nạn trái phép, thậm chí là trục xuất khỏi Nhật.

8.5 Lưu ý về các vấn đề công cộng

Người Nhật Bản luôn có ý thức giữ gìn trật tự nơi công cộng. Do đó, khi đi ngoài đường bạn ít khi nghe thấy âm thanh của các thiết bị âm thanh. Các bến tàu, đường tàu đều được xây cách ly với nhà dân. Lưu ý là khi ở nơi đông người bạn không nên nghe nhạc hoặc nói chuyện điện thoại quá to. Sau 10 giờ đêm, nên giảm tiếng của các thiết bị âm thanh trong phòng.

Hay khi tham gia giao thông phải đi bên trái đường. Ngay cả khi đi thang cuốn, nên đứng bên phải để nhường bên trái lại cho người muốn đi bộ. Ngoài ra du học sinh cũng nên chủ động tìm hiểu một chút về văn hóa và con người Nhật Bản để không bị sốc văn hóa khi mới qua đây và cũng là để thêm yêu mến xứ Phù Tang hơn nhé!